Bạn biết đến những loại hóa chất diệt muỗi nào? Tại Cục Kiểm soát Dịch bệnh đã và đang sử dụng các loại hóa chất diệt muỗi chứa pyrethroid , bao gồm Delta Mitrin, Deltamethrin, Bifenthrin để phun phòng trừ, diệt muỗi, côn trùng tại cộng đồng. Cùng KIEMDICHDANANG tìm hiểu về lưu ý quan trọng trong quá trình phun hóa chất diệt muỗi trong bài viết này.
Một số lưu ý khi sử dụng hóa chất diệt muỗi
Muỗi có thể kháng thuốc, hoá chất diệt muỗi do đó, bạn cần thay đổi loại thuốc để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt tận gốc muỗi.
Muỗi sẽ tự kháng thuốc, thậm chí không bị tiêu diệt hoàn toàn sau lần tiếp xúc với thành phần của thuốc, đặc biệt là các sản phẩm thuốc diệt muỗi sinh học, có thành phần độc tính nhẹ.
Ngoài ra khi lựa chọn hoá chất diệt muỗi, bạn cần tìm hiểu và mua sản phẩm uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Các sản phẩm phòng trừ muỗi trong gia đình cần phải có số đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Khi phun xong hoá chất, cần đảm bảo thời gian cách ly, bạn nên mở cửa thông thoáng, bật quạt giúp bề mặt tường, sàn, đồ đạc nhanh khô.
Hãy nhớ dọn dẹp sau phun thuốc như lau lại sàn, đặc biệt là chân tường nếu dung dịch phun chảy xuống phía dưới. Kê lại đồ đạc trước và giặt lại chăn, chiếu nếu dính thuốc.
Nguyên tắc tiêu diệt muỗi của hóa chất chống muỗi
Để tiêu diệt những con muỗi trưởng thành, cần chọn loại thuốc có thành phần hoá chất mạnh, nồng độ cao, mới có thể thâm nhập vào lớp vỏ cứng bên ngoài của nó. Khi vào bên trong cơ thể, các chất hóa học sẽ đi vào các cơ quan thụ cảm trên tế bào, làm vô hiệu hóa hệ thống thần kinh của côn trùng.
Loài muỗi, cũng như côn trùng có thể kháng thuốc nếu trước đó nó đã tiếp xúc với thành phần hoá học trong thuốc , do đó, khi phun muỗi lần tiếp theo, bạn cần thay đổi loại thành phần hoá học trong thuốc hoặc tăng nồng độ lên để đạt quả phun diệt tận gốc.
Thuốc diệt ấu trùng muỗi
Bạn nên chọn hoá chất diệt muỗi có nồng độ cao, để tiêu diệt muỗi đang ở giai đoạn ấu trùng, làm tê liệt đến các bộ phận bên trong của chúng.
Thành phần hoạt tính trong các sản phẩm diệt bọ gậy, ấu trùng được sử dụng để kiểm soát muỗi thường bao gồm độc tố vi khuẩn (Bti hoặc Bs ), chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (S-methoctures) hoặc sẽ kết hợp cả hai.
Sản phẩm thuốc diệt muỗi tồn tại ở nhiều dạng, có thể là chất lỏng, hạt, viên diệt muỗi. Và bạn cần nắm vững cách sử dụng, pha chế liều lượng.
Khi tiêu diệt ấu trùng, bạn hãy kết hợp thêm lớp dầu hỏa hoặc chất khác để phá vỡ bề mặt của mặt nước, khiến ấu trùng muỗi khó tồn tại trong môi trường nước. Ấu trùng sẽ bị chết đuối trong nước và việc loại bỏ tận gốc chúng sẽ dễ dàng hơn.
Thuốc diệt muỗi trưởng thành
Để kiểm soát muỗi trưởng thành, bạn tham khảo sản phẩm như Malathion, Naled, Phenothrin, Permethrin và Pyrethrins kết hợp với phương pháp phun mù lạnh ULV vào buổi tối, sáng sớm để đạt hiệu quả cao nhất.
- Phun tồn lưu và không gian bằng máy phun ULV hiện đại.
- Hoá chất diệt muỗi sinh học, an toàn với con người và thú cưng.
- Biện pháp kiểm soát muỗi toàn diện, triệt để, tận gốc.
- Bảo hành 6 tháng.
Gọi cho Kiểm Dịch Đà Nẵng qua hotline 0938055925 để được tư vấn kiểm soát côn trùng chu đáo nhất
Diệt muỗi bằng biện pháp phun sương mù
Phương pháp phun sương mù thích hợp khi phun ngoài trời, diện tích, quy mô lớn trong nhà máy, gara, bãi đỗ xe, khu vực cầu cống,…
Lưu ý đối với phun sương mù sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm không khí, luồng không khí và tốc độ gió. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn thời điểm không mưa, ít gió để phun là tốt nhất.
Quá trình phun sương bao gồm việc sử dụng hoá chất diệt muỗi, thường là pyrethroid tổng hợp, kết hợp máy phun mù nóng hoặc máy phun mù lạnh ULV. Sự tác động của pyrethroid tổng hợp sẽ phá vỡ và làm tê liệt hệ thống thần kinh của muỗi trưởng thành.
Để phun diệt muỗi bằng máy phun mù nhiệt, trước tiên hoá chất phải được pha loãng trong phụ gia (thường là dầu). Áp suất cao của máy phun mù nóng sẽ tạo ra sương mù và hóa hơi chất lỏng, khi phun ra ngoài tạo thành sương trắng như đám mây trắng có thể nhìn thấy được
Còn đối với máy phun thể tích cực thấp (ULV) hoặc thiết bị tạo sương lạnh sử dụng áp suất thấp để phân huỷ chất lỏng tạo thành các giọt khí dung rất mịn ở trên cao và tiêu diệt muỗi bay trong không gian. Hoá chất sẽ được pha loãng với nước trước khi cho vào hộp chứa của máy phun. Khi sử dụng máy phun ULV, kích thước hạt của các giọt hóa học khoảng 20 micromet (micromet, một micromet tương đương với 1/1000 milimet) có thể tồn tại trong không khí khoảng 30- 45 phút.
Phương pháp phun tồn dư phòng chống muỗi sẽ tiêu diệt những con muỗi trưởng thành đậu trên bề mặt tường, sàn, mái hiên, hàng rào, thảm thực vật hoặc tán lá. Hoá chất có năng kiểm soát muỗi trong vòng 6-8 tuần hoặc lâu hơn tuỳ theo loại sản phẩm thuốc.
Hóa chất nào có thể chống muỗi?
Hóa chất DEET (tên hóa học, N, N-diethyl-meta-toluamide) là thành phần hoạt tính trong nhiều sản phẩm chống côn trùng như muỗi, kiến, gián, bọ ve,…
DEET có thể được áp dụng trực tiếp lên da và với nồng độ từ 15 – 100%. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo về nồng độ của DEET gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Các sản phẩm có nồng độ DEET khoảng 15% không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi mà chỉ có thể dùng cho trẻ từ 3 – 12 tuổi trên vùng da bị giới hạn. Đối với người lớn, chỉ sử dụng hóa chất DEET 30% là tối đa.
Tác dụng diệt muỗi của nhang trừ muỗi
Nhang muỗi còn gọi là hương muỗi – một loại nhang chứa thuốc đuổi muỗi.
Nhang muỗi được chế tạo từ nguyên liệu thiên nhiên như bột hoa thủy cúc khô kết hợp với các hợp chất hóa học, nguyên liệu tạo mùi thơm tự nhiên.
Nhang muỗi có tạo hình xoắn ốc, khi đốt sẽ cháy chậm từ 6 đến 12 tiếng, trong quá trình cháy tạo làn khói mỏng xua đuổi muỗi.
Sau khi muỗi tiếp xúc với thành phần diệt côn trùng tự nhiên “pyrethrin” trong nhang, chất này sẽ xâm nhập vào cơ thể muỗi qua lớp biểu bì, gây ức chế hệ thần kinh của muỗi ngay lập tức và làm nó chết vì kích thích quá độ.
Nguyên tắc sử dụng hóa chất diệt muỗi
Sử dụng liều lượng hợp lý
Theo khuyến cáo, việc sử dụng hóa chất diệt muỗi nên theo hướng dẫn của đơn vị chuyên môn để đảm bảo hiệu quả, an toàn, đúng kỹ thuật và không gây hại cho người, vật nuôi và môi trường.
Bạn hãy xác định diện tích vừa đủ để phun diệt muỗi và tính toán số lượng thuốc sẽ phun để tránh gây lãng phí, tồn dư sau khi phun, sẽ có thể gây độc cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
Thành phần thuốc phải được kiểm tra hợp lý
Trước khi phun hoá chất, bạn cần kiểm tra thành phần trong nhãn dán sản phẩm.
Bạn cần phải xác định đặc điểm từng vùng, khu vực sẽ tiến hành phun vì quần thể muỗi sinh ra và phát triển sẽ khác nhau ở mỗi vùng , khu vực, sau đó mới chọn thuốc để tiêu diệt loài muỗi đó.
Hóa chất diệt ấu trùng muỗi và hoá chất diệt muỗi trưởng thành sẽ khác nhau về thành phần do đó, bạn hãy kiểm tra kỹ từng thành phần để đảm bảo hiệu quả phun toàn diện nhất.
Kiểm tra công thức của thuốc
Các sản phẩm thuốc diệt muỗi có thể tồn tại ở nhiều dạng như dạng viên, dạng hạt, dạng chất lỏng.
Để loại bỏ ấu trùng muỗi, bạn có thể chọn công thức thuốc diệt muỗi dạng hạt, dạng vi nhũ tương, dạng nhũ tương nước và dạng cô đặc có thể nhũ hóa. Nếu là dạng hạt, bạn hãy rắc hạt vào nước. Nếu là dạng nhũ tương, nhũ tương nước và cô đặc có thể nhũ hóa thì bạn nên chọn máy phun phù hợp.
Các bước diệt muỗi hợp lý
Trước khi thực hiện phun thuốc, cần tiến hành khảo sát mật độ về diện tích, quy mô, không gian, khả năng muỗi phát triển nhiều hay ít?để đánh giá hiệu quả tiêu diệt muỗi trước và sau như thế nào.
Vào mùa cao điểm của muỗi, nhất là vào mùa hè nóng ẩm, cần loại bỏ nước tồn dư tại thùng chứa, bể nước, vũng nước, cầu cống, hoặc xử lý nước thải, nước ô nhiễm để ngăn ngừa nơi sinh sản của muỗi.
Sử dụng hóa chất diệt bọ gậy, ấu trùng trong nước theo khuyến cáo tại địa phương hoặc thả cá để ăn bọ gậy. Đối với thể tích nước khoảng 2m3 và nồng độ của một loại thuốc diệt ấu trùng muỗi 1% là 100mg / L và liều lượng cần thiết của hạt là 200g.
Sau 1 tuần, lấy mẫu nước và tiến hành thí nghiệm để kiểm tra thành phần trong nước có đạt yêu cầu không?
Hoá chất diệt muỗi có độc không?
Hoá chất diệt muỗi chắc chắn phải có nồng độ “độc” để có thể tiêu diệt muỗi trên diện rộng, tuy nhiên ảnh hưởng của nó đối với môi trường sống và sức khoẻ của con người như thế nào thì còn tùy thuộc vào từng loại thuốc. Đối với hoá chất diệt muỗi sinh học thường không có mùi, hoặc mùi nhẹ, nồng độ vừa phải để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Đối với sản phẩm thuốc diệt muỗi có thương hiệu lớn, thường được nhà sản xuất điều chỉnh thành phân cân đối, hợp lý để vừa đảm bảo hiệu quả thuốc trên diện tích rộng, trong thời gian lâu dài, vừa không làm ô nhiễm đối với môi trường sống của con người.
Khi phun thuốc quá liều lượng sẽ không làm tăng hiệu quả mà nó còn khiến gây độc khí, khiến muỗi có khả năng kháng thuốc và ô nhiễm môi trường.
Thành phần chủ yếu của các loại thuốc đuổi muỗi hiện nay là pyrethroid, permethrin, các dung môi hữu cơ, là nhóm hóa chất có tác dụng diệt muỗi, côn trùng nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiếp xúc lâu và ở cự ly gần.
Người phun hoặc người tiếp xúc với thuốc ở cự ly gần có thể sẽ bị hơi thuốc xâm nhập qua da, hệ hô hấp, niêm mạc, gây ho, dị ứng và hen suyễn,…
Đối với phụ nữ có thai khi tiếp xúc phải thuốc diệt muỗi có thể sẽ bị ảnh hưởng đến thai nhi, như mắc các dị tật bẩm sinh ở trong bụng mẹ.
Có một số sản phẩm hoá chất diệt muỗi được bổ sung chất thơm, các phân tử chất thơm phản ứng với ozon trong không khí, sẽ tạo ra chất độc hại có chứa formaldehyde – chất này khiến người tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp bị hen suyễn, ho, dị ứng,…Ngoài ra, trong hoá chất diệt muỗi chứa risoline và morpholine – chất này gây ức chế hệ thần kinh và gây ung thư lâu dài.
Thuốc diệt muỗi có an toàn không?
Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết, dịch sốt rét ở các cụm điểm khu dân cư, khu công nghiệp, nơi công cộng,….vào mùa cao điểm, do đó, phải đảm bảo không gây độc đối với sức khỏe con người.
Các sản phẩm diệt côn trùng gồm ba nhóm:
- Nhóm có gốc clo hữu cơ
- Nhóm có gốc phốt pho hữu cơ
- Nhóm có gốc Pyrethrine
Đối với loại thuốc phun diệt muỗi được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng là nhóm Pyrethrine đã được kiểm tra, thử nghiệm với thành phần không gây độc hại với môi trường sống và sức khỏe con người.
Nếu thực hiện phun đúng cách và tuân thủ đúng quy trình khi phun thuốc muỗi tại nhà thì việc phun thuốc muỗi vừa đảm bảo hiệu quả dài lâu, vừa tiết kiệm chi phí và không gây nguy hại đến sức khỏe mọi người cũng như môi trường sinh thái.
Khi phun thuốc diệt muỗi, côn trùng, bạn cần chú ý chọn loại thuốc xịt muỗi đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp phép lưu hành. Đồng thời, pha chế thuốc theo đúng liều lượng, nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phải cách ly khi phun thuốc muỗi để bảo vệ sức khoẻ, tốt nhất là khoảng sau 24 giờ mới nên tiếp xúc với không gian sau khi phun thuốc muỗi.
Đối với người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và dị ứng, cần phải cách ly tối đa khoảng 6-8 tiếng.
Đối với người trưởng thành, sau khi phun thuốc muỗi tại nhà khoảng 1-2 giờ, thì mọi người mới nên vào nhà.
Phun thuốc muỗi có tác dụng trong bao lâu?
Thông thường, phun thuốc diệt muỗi tại nhà sẽ phụ thuộc vào từng loại thuốc, phương pháp phun, có thể trong vòng 2-3 tháng, hoặc lên đến 6-12 tháng.
Ngoài việc diệt muỗi bằng thuốc, bạn nên kết hợp vệ sinh nhà cửa, vệ sinh môi trường, cách phương pháp diệt muỗi tại nhà đơn giản như mắc màn trước khi đi ngủ, sử dụng tinh dầu đuổi muỗi, thông rãnh, cống, phát quang bụi rậm,…
Khi đi ra ngoài cần sử dụng thuốc xịt muỗi, kem chống muỗi.
Khi sử dụng thuốc xịt muỗi, bạn cần lưu ý:
- Không để thuốc xịt muỗi gần tầm tay trẻ nhỏ, đặt tại nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt lớn.
- Hướng dẫn trẻ nhỏ về tác hại của thuốc đuổi muỗi và phòng tránh tai nạn ngộ độc cho trẻ.
- Sử dụng thuốc xịt muỗi theo liều lượng trong hướng dẫn.
- Mở các cửa sổ nhà sau khi xịt thuốc để phòng tránh ngạt khí, gây sốc khi đi vào nhà.
- Không xịt thuốc thường xuyên trong phòng ngủ.
- Đối với phụ nữ, trẻ nhỏ, những người có tiền sử dị ứng và hen suyễn cần hạn chế sử dụng kem chống muỗi hoặc tiếp xúc với thuốc xịt muỗi.
- Đối với vật nuôi, cần cách ly trong quá trình phun thuốc diệt muỗi tại nhà.
- Không phun thuốc diệt muỗi nồng độ cao trong môi trường nhà ở chật hẹp và có không gian khép kín.
- Nếu chưa có kiến thức khi phun thuốc diệt muỗi tại nhà, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trạm y tế, trung tâm kiểm dịch để được tư vấn, hướng dẫn cách phun và cách chọn lựa loại thuốc phù hợp.
- Sau khi tiến hành phun thuốc xong, cần phải vệ sinh, dọn dẹp lại nhà cửa để đảm bảo an toàn cho mọi người khi di chuyển vào bên trong nhà như lau dọn mặt sàn, giặt lại chăn, nệm, hút bụi, ….
- Vào mùa cao điểm, cần phun thuốc muỗi định kỳ 3-6 tháng/1 lần.
Trên đây là hướng dẫn cụ thể về hóa chất diệt muỗi, hy vọng sẽ là thông tin hữu ích dành cho các bạn tham khảo trong khi lựa chọn và sử dụng thuốc diệt muỗi và phun thuốc muỗi tại nhà.
Nếu bạn cần tư vấn, hướng dẫn về quy trình phun thuốc muỗi, hãy gọi cho KIEMDICHDANANG để chúng tôi tham vấn cho bạn giải pháp xử lý triệt để và an toàn nhất.
Công ty chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ phun muỗi bằng phương pháp phun mù nóng, phun mù lạnh ULV bằng máy móc hiện đại, hoá chất được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, đảm bảo hiệu quả dài lâu nhất.
Gọi ngay tới số 0938055925 để đặt lịch phun thuốc diệt muỗi tại các quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ.