Cách đuổi muỗi trong hồ cá koi, bể cá cảnh

Cách đuổi và diệt muỗi hồ cá koi như thế nào? Sử dụng thuốc diệt bọ gậy, lăng quăng có gây ảnh hưởng đến cá koi không? là vấn đề mà nhiều người nuôi cá koi, cá cảnh quan tâm. Cùng KIEMDICHDANANG tham khảo trong bài viết dưới đây.

12
Cách đuổi muỗi trong hồ cá koi, bể cá cảnh 4

Muỗi trong bể cá koi gây các nguy hiểm gì?

Những ảnh hưởng của việc sản sinh của ấu trùng, bọ gậy trong bể cá koi:

  • Muỗi và ấu trùng không là nguồn thức ăn trong môi trường nước cho các loài sinh vật sống dưới nước khác. Nhưng với bể cá Koi thì muỗi có thể truyền nhiễm vi khuẩn gây bệnh có cá. Những vi khuẩn này thường sẽ không giết chết cá Koi nhưng chúng có thể làm giảm hệ miễn dịch của cá. Nếu cá yếu, muỗi mang vi khuẩn sẽ tấn công và tạo điều kiện cho những vi sinh vật khác phát triển.
  • Mất mỹ quan của hệ sinh thái nước trong bể cá, hồ nước, hồ nuôi cá.
  • Cá koi lại cực kỳ đắt tiền, nếu chúng bị chết vì có vi khuẩn, bạn sẽ tốn kém chi phí đầu tư nuôi cá Koi.
  • Muỗi mang vi khuẩn truyền nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản,…cho con người.
Dịch vụ diệt mằn hăn
Cách đuổi muỗi trong hồ cá koi, bể cá cảnh 5

Vòng đời của muỗi

Vòng đời của muỗi có bốn giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu tiên: Muỗi đẻ trứng trong vũng nước trũng, mặt hồ nước, nơi tồn đọng nước, cống rãnh,…
  • Giai đoạn thứ hai: Trứng muỗi nảy nở thành ấu trùng (còn được gọi là lăng quăng, bọ gậy) sẽ dành hầu hết thời gian của nó sống trên bề mặt nước. Giai đoạn này ấu trùng sẽ có 4 lần thay da, mỗi lần thay kích thước nó sẽ lớn hơn. Trong lần thay da thứ 4, ấu trùng sẽ biến thành nhộng.Giai đoạn hình thành bọ gậy: Ấu trùng muỗi gặp điều kiện ẩm ướt thuận lợi để phát triển, giai đoạn kéo dài vài ngày. Chúng ăn tảo, rong rêu, sinh vật thuỷ sinh dưới nước.
  • Giai đoạn thứ ba: Nhộng sẽ bất động ở giai đoạn này và chỉ phản ứng với các kích thích. Sau 2 ngày, nhộng sẽ nở thành muỗi trưởng thành. Khi đến thời điểm thích hợp, đã phát triển đủ các bộ phận, muỗi sẽ phá lớp da bảo vệ và nuốt không khí để mở rộng bụng, cánh và đầu.
  • Giai đoạn muỗi trưởng thành: lúc này chúng đã có đầy đủ chức năng cơ thể. Muỗi cái sẽ đi tìm kiếm bạn tình để giao phối, sau khi giao phối nó sẽ đi tìm nguồn máu từ người và động vật để nuôi trứng, còn muỗi đực chỉ đi hút nhựa cây và thụ phấn cho cây.

Các cách đuổi muỗi trong hồ cá koi

Nhiều biệt thự, khách sạn, quán cafe thường thiết kế hồ cá Koi để tạo cảnh quan đẹp mắt, thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là điều kiện thuận lợi để hình thành muỗi. Dưới đây là các cách phòng trừ muỗi trong hồ cá Koi, hồ cá cảnh và hồ thuỷ sinh:

Che bể bằng lưới

Bạn có thể lựa chọn loại mặt lưới có kích thước nhỏ, để ngăn muỗi đậu vào mặt nước và đẻ trứng.

Giảm thảm thực vật trong nước

Nước là môi trường thuận lợi để phát triển tảo, vi sinh vật. Đặc biệt là với hồ cá, thì thảm thực vật dưới nước cực kỳ phong phú. Cá sống dưới nước sẽ ăn các loại tảo, rong rêu, ấu trùng muỗi.

Bạn nên tiến hành lọc nước định kỳ, thau rửa bể nước để môi trường nước giảm số lượng tảo, vi sinh vật gây hại – chúng chính là nguồn thức ăn cho ấu trùng muỗi. Khi chúng không có nguồn thức ăn, chúng sẽ chết và không thể sinh sôi, phát triển được nữa.

Bơm nước chảy liên tục

Nếu bạn có hồ cá, bạn nên thiết kế hệ thống bơm nước, sục khí và thoát nước liên tục. Cách này giúp giảm thiểu ấu trùng muỗi bởi ấu trùng muỗi chỉ sống trong môi trường nước tĩnh, nước tù đọng.Đối với những môi trường mặt nước “động”, chúng sẽ khó để phát triển.

Việc dùng sục khí cho bể cá cũng giúp cung cấp oxy cho cá.

Nuôi các loại cá ăn bọ gậy

Bạn có thể thả vào bể nước cá 7 màu, cá lia thia, cá dọn bể, cá vàng,…để chúng ăn ấu trùng muỗi, bọ gậy và các loài thuỷ sinh nhỏ sống dưới nước.

Thuốc diệt muỗi bể cá

Hầu hết thuốc diệt muỗi bể cá, thuốc diệt loăng quăng chứa thành phần Pyriproxyfen và methopris có thể ngăn chặn kích thước tăng trưởng của bọ gậy, ấu trùng.

Bạn nên dùng thuốc diệt muỗi định kỳ cho bể nước để đảm bảo nguồn nước sạch khuẩn, an toàn khi nuôi cá.

Lưu ý khi lựa chọn thuốc diệt muỗi, bọ gậy đảm bảo các thành phần không làm gây hại cho các sinh vật sống khác dưới nước, có hàm lượng hóa chất đạt tiêu chuẩn, đủ nồng độ, không làm ô nhiễm nguồn nước.

Dịch vụ diệt muỗi chuyên nghiệp
Kiểm Dịch Đà Nẵng là dịch vụ phun thuốc muỗi tốt nhất.

  • Phun tồn lưu và không gian bằng máy phun ULV hiện đại.
  • Hoá chất diệt muỗi sinh học, an toàn với con người và thú cưng.
  • Biện pháp kiểm soát muỗi toàn diện, triệt để, tận gốc.
  • Bảo hành 6 tháng.

Gọi cho Kiểm Dịch Đà Nẵng qua hotline 0938055925 để được tư vấn kiểm soát côn trùng chu đáo nhất

Dùng dầu thực vật

Dầu thực vật khó tan trong môi trường nước, khi nhỏ dầu lên mặt nước, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, ấu trùng sẽ chết vì thiếu oxy.

Việc nhỏ dầu thực vật không làm ảnh hưởng tới các loại cá koi, cá cảnh sống trong bể.

Trồng các loại cây xung quanh khu vực hồ cá koi

Việc chăm sóc cá Koi cần đúng kỹ thuật vì cá koi đắt tiền. Để bảo vệ chúng, bạn có thể áp dụng các đơn giản như trồng xen các loại cây xung quanh nơi nuôi cá koi để giảm số lượng muỗi đẻ trứng trong bể cá. Bạn có thể tham khảo một số loại cây đuổi muỗi như sả, húng quế, chanh, hoa oải hương, hương thảo, cúc vạn thọ, bạc hà,…

Thả các loài sinh vật ăn muỗi xung quanh bể, hồ cá koi

Những loài sinh vật như tắc kè, ếch, nhái, thằn lằn thường ăn muỗi, do đó, bạn có thể nuôi thêm chúng ở gần khu vực hồ cá koi hoặc loài cá khác để bắt muỗi. 

Trên đây là một vài cách diệt muỗi hồ cá koi, cá cảnh mà KIEMDICHDANANG muốn chia sẻ với các bạn. 

Nếu bạn muốn phòng trừ bọ gậy, ấu trùng muỗi trong bể cá cảnh, bể cá koi định kỳ thì hãy nhấc máy và gọi cho KIEMDICHDANANG  qua số  0938055925. Bằng kỹ thuật xử lý hiện đại, kết hợp sử dụng sản phẩm hóa chất được Bộ Y tế khuyên dùng, chúng tôi đảm bảo hiệu quả diệt ấu trùng, loăng quăng triệt để mà làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, sinh vật trong bể cá Koi, cá cảnh của bạn.

Index