Tác dụng của thuốc chống muỗi đốt là xua đuổi muỗi tiếp xúc với da và giảm ngứa, giảm sưng tấy do vết muỗi đốt. Cùng KIEMDICHDANANG tìm hiểu trong bài viết này về một số loại thuốc chống muỗi đốt phổ biến trên thị trường hiện nay và hiệu quả của chúng như thế nào.
Muỗi là côn trùng sinh trưởng trong các đầm lầy, ao hồ, vũng nước đọng,… Tại Việt Nam có điển hình kiểu khí hậu nhiệt đới là nơi lý tưởng để muỗi sinh tồn và phát triển mạnh mẽ.
Muỗi là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, giữa người và động vật. Chúng hút máu người, động vật bị bệnh sẽ mang theo virus và lây lan cho người, động vật bị chúng hút máu tiếp theo.
Các bệnh mà muỗi gây ra cho con người đều rất nguy hiểm như: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, giun chỉ.
Các loại muỗi và các bệnh do muỗi gây ra
Muỗi Anopheles (Anopheles)
Muỗi Anopheles (Anopheles) là một trong các các loại muỗi ở Việt Nam truyền vi rút gây bệnh sốt rét.
Muỗi Aedes (muỗi hoa)
Những con muỗi Aedes trưởng thành sẽ có hoạt tiết kẻ sọc đen trắng trên thân, chúng thích trú ngụ trong những chum vại, những nơi chứa nước đọng là nơi lý tưởng cho chúng sinh sản. Chúng gây bệnh sốt xuất huyết cho người.
Muỗi hổ (Mansonia)
Muỗi hổ (Mansonia) hoạt động chủ yếu ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đây là loài trung gian truyền bệnh quan trọng của bệnh giun chỉ bạch huyết Brugia ở miền Nam Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.
Ở Việt Nam, hai loài muỗi Mansonia Mansonioides annulifera và Mansonia Mansoioides uniformis được xác định có vai trò truyền bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh chân voi do ký sinh trùng Philaria gây ra.
Muỗi Culex
Muỗi Culex có vảy màu nâu ở cánh, mình, ngực và chân, màu tối.
Quá trình sinh trưởng của chúng cũng tương tự với muỗi Anophen, chủ yếu sinh trưởng và sinh sản ở các vùng nước đọng, nước tù ô nhiễm như chum vại, sông ngòi, kênh rạch hay các cống rãnh và đường ống nước thải vỡ.
Chúng thường hoạt động vào thời điểm ban đêm. Loài muỗi này là tác nhân truyền bệnh viêm não Nhật Bản cho con người.
Sử dụng thuốc chống muỗi đốt với chiết xuất thảo mộc sẽ giúp phòng chống muỗi đốt, bảo vệ làn da khỏi các vết sưng tấy, mẩn ngứa do muỗi đốt. Bên cạnh đó, còn xua đuổi muỗi, giảm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus nguy hiểm từ muỗi gây ra.
- Phun tồn lưu và không gian bằng máy phun ULV hiện đại.
- Hoá chất diệt muỗi sinh học, an toàn với con người và thú cưng.
- Biện pháp kiểm soát muỗi toàn diện, triệt để, tận gốc.
- Bảo hành 6 tháng.
Gọi cho Kiểm Dịch Đà Nẵng qua hotline 0938055925 để được tư vấn kiểm soát côn trùng chu đáo nhất
Cơ chế chống muỗi đốt
Muỗi dễ bị thu hút bởi mùi hôi của cơ thể, trong đó có khí CO2 từ hơi thở, mồ hôi tuyến bã nhờn. Chúng đánh hơi rất nhạy.
Chất chống muỗi tạo ra mùi hương khiến muỗi ức chế thần kinh, tê liệt thần kinh, cảm thấy khó chịu và tránh xa.
Một số chất chống muỗi chứa tinh dầu tự nhiên từ chanh, sả, quế, hoa oải hương,…có tác dụng lưu hương thơm lâu, xua đuổi muỗi hiệu quả và an toàn cho môi trường, sức khoẻ con người.
Hiệu quả của thuốc bôi chống muỗi có thể xua đuổi muỗi trong vòng vài tiếng, hoặc lâu hơn tuỳ từng thành phần, liều lượng sử dụng.
Các chất được sử dụng trong các sản phẩm chống muỗi đốt
DEET
DEET (tên hóa học N, N-diethyl-meta-toluamide hoặc N, N-diethyl-3-methylbenzamide) là một hoạt chất thường được sử dụng trong các sản phẩm chống côn trùng như kem dưỡng da, thuốc xịt phòng chống muỗi, thuốc xua đuổi muỗi, nước hoa xịt phòng chống muỗi.
Lượng DEET bôi lên da và được sử dụng trong các sản phẩm chống côn trùng là 4-100%. Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng đối với trẻ nhỏ với liều lượng rất thấp.
Icaridin hoặc Picaridin
Icaridin/ Picaridin (tên hóa học 2- (2-hydroxyetyl) -1-piperidin axit cacboxylic 1-metylpropyl este) là một chất quan trọng trong các sản phẩm đuổi côn trùng. Lượng sử dụng trong các sản phẩm chống côn trùng là 5-20%.
Ethyl butylacetylamino propionat
Ethyl butylacetylamino propionat là chất có tác dụng xua đuổi côn trùng như kiến, ruồi, ve, bọ chét,…
Nếu liều lượng > 12,5%, thì không sử dụng thuốc chống côn trùng chứa thành phần này cho trẻ dưới 4 tuổi.
Nếu liều lượng < 12,5%, thì không sử dụng thuốc chống côn trùng chứa thành phần này cho trẻ dưới 2 tuổi.
IR3535
IR3535 (tên hóa học 3- [N-Butyl-N-acetyl] -aminopropionic acid, ethyl ester) là hóa chất trong thuốc chống côn trùng sinh tổng hợp.
Theo nghiên cứu thì chất này không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Lượng hóa chất IR3535 sử dụng trong các sản phẩm chống côn trùng là 7,5-20,07%.
Tinh dầu sả
Tinh dầu sả có thành phần chính là citronellal, geraniol và citronellol, giúp tăng hương thơm cho sản phẩm chống côn trùng.
Lượng tinh dầu sả điều chế trong các sản phẩm chống côn trùng là 6-20%.
Dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp trong cây bạch đàn được điều chế trong thuốc chống côn trùng cực kỳ an toàn từ tự nhiên, nên không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng.
Lượng dầu khuynh diệp trong các sản phẩm chống côn trùng là 30 – 40%.
p-Menthane-3,8-diol
p-Menthane-3,8-diol là một hợp chất hóa học tổng hợp của dầu bạch đàn chanh, có thể sử dụng để xua đuổi muỗi bằng cách thoa lên da hoặc quần áo.
Lượng p-Menthane-3,8-dio dùng trong các sản phẩm chống côn trùng là 8 – 10%.
Các tác dụng phụ của thuốc bôi, xịt chống muỗi
- Đối với thành phần trong thuốc bôi, xịt phòng chống muỗi có nồng độ cao có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với người dùng như sau:
- Kích ứng da, mẩn đỏ da
- Sưng tấy, phát ban trên da
- Kích ứng niêm mạc, đường miệng, vết thương hở trên da
- Gây buồn nôn, đau bụng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc bôi chống muỗi
Người hay ra nhiều mồ hôi, tuyến bã nhờn có thể làm giảm đi hiệu quả của thuốc, kem chống muỗi, thuốc xịt muỗi.
Trong môi trường nóng ẩm của mùa hè, sẽ làm hợp chất có trong thuốc xịt muỗi, chống muỗi bay hơi nhanh, giảm tác dụng bảo vệ trên da.
Không khí làm hoá chất bay hơi nhanh hơn, giảm khả năng của sản phẩm.
Người thở nhiều, thở gấp hoặc vận động mạnh khi xịt thuốc chống muỗi, kem chống muỗi cũng sẽ bị giảm tác dụng so với mong muốn.
Cách sử dụng thuốc chống muỗi đốt đúng cách
Làm sạch vùng da trước khi bôi kem chống muỗi bằng nước sát khuẩn Y tế hoặc nước xà phòng.
Bôi một lớp mỏng lên vùng da, tránh bôi lớp dày có thể gây bít tắc lỗ chân lông trên da. Không cần thoa chất chống muỗi lên phần da được che bởi quần áo, chỉ nên bôi kem vùng da hở như cổ tay, cổ chân, vùng cổ, sau gáy,…
Đối với thuốc xịt chống muỗi, có thể xịt trên da hoặc quần áo, mũ, tất,…
Khi vùng da mẩn đỏ, vết thương hở thì không xịt hoặc bôi kem.
Không thoa kem trực tiếp lên mặt, đối với vùng da quanh mắt dễ nhạy cảm và vùng miệng thì không sử dụng kem.
Không cho trẻ em tiếp xúc với sản phẩm thuốc xịt và kem xịt chống muỗi vì có thể khiến trẻ nhỏ bị ngộ độc khi uống hoặc hít phải.
Nếu xuất hiện tình trạng phát ban sau khi bôi kem chống muỗi, cần rửa sạch vùng da bằng nước xà phòng sau đó đến thăm khám tại bệnh viện và mang theo sản phẩm.
Không dùng sản phẩm kem xua đuổi muỗi, chống muỗi đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Nếu ăn uống hoặc bế trẻ nhỏ, cần rửa sạch lớp kem chống muỗi bằng xà phòng
Sử dụng an toàn thuốc chống muỗi đốt
Lựa chọn sản phẩm chống muỗi đã được FDA chứng nhận an toàn và được Bộ Y tế khuyên dùng.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng sản phẩm.
Trẻ em dưới 4 tuổi không nên dùng kem chống muỗi với nồng độ > 20%.
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên bôi thuốc chống muỗi.
Khi vùng da có hiện tượng nóng rát, rộp, ngứa thì phải rửa sạch lại bằng xà phòng và nước và ngưng sử dụng sản phẩm.
Đối với người có làn da nhạy cảm, cần test thử ở cổ tay, nếu không có hiện tượng kích ứng, mẩn đỏ thì có thể dùng cho toàn bộ vùng da toàn thân.
Không sử dụng sản phẩm chống muỗi thường xuyên sẽ không tốt cho da, chỉ nên sử dụng vào thời điểm muỗi xuất hiện nhiều như sáng sớm, chiều tối, hoặc lúc bạn phải đi ra ngoài đường, chạy bộ công việc,…
Trên đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng sản phẩm thuốc chống muỗi đốt. Hy vọng sẽ là một phần thông tin hữu ích để các bạn tham khảo. Ngoài ra, để đặt lịch dịch vụ kiểm soát côn trùng, hãy gọi tới số 0938055925.
Dịch vụ kiểm soát côn trùng, dịch bệnh gây hại của công ty KIEMDICHDANANG luôn hoạt động vào các ngày trong tuần, kể cả vào ngày Lễ.
Chúng tôi luôn mong muốn bảo vệ sức khỏe và môi trường sống tốt nhất cho khách hàng bằng quy trình phun diệt muỗi đúng kỹ thuật, kết hợp hoá chất, thuốc phun muỗi được Bộ Y tế khuyên dùng như Thuốc diệt muỗi Hanvet Hantox 200; Thuốc diệt muỗi sinh học Fendona 10sc; Thuốc diệt muỗi Map Permethrin 50Ec;….
Quan trọng nhất, thợ phun của công ty KIEMDICHDANANG là những người có kinh nghiệm chuyên sâu về kỹ thuật phun, có chứng chỉ liên quan đến nghề nghiệp theo tiêu chuẩn, quy định. Nhân viên làm việc tận tâm, có trách nhiệm, khảo sát và tư vấn chính xác khu vực của khách hàng để chọn phương pháp phun diệt muỗi tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Nhanh chóng liên hệ qua số 0938055925 để đặt lịch phun muỗi tại các quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ.